Edition No.13 covering the period July 1 - 16, 2021
WHAT IS IN THIS EDITION?
In this edition, you will find updates on:
The Prime Minister's Decree 63/2021/ND-CP detailing the implementation of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control 2020
Directive 07-CT/TW on strengthening leadership in HIV/AIDS prevention and control, towards ending the AIDS epidemic in Vietnam by 2030
The Ministry of Health's Directive 07/CT-BYT on integrating TB treatment facilities into SHI and payment of TB examination and treatment services through SHI
WHO's newly-released consolidated guidelines on HIV prevention, testing, treatment, service delivery, and monitoring
Vietnam is moving toward universal health insurance coverage
and more....
HIV/AIDS-RELATED UPDATES
TIN HIV/AIDS
The Prime Minister's Decree details the implementation of the Law on HIV/AIDS prevention and control 2020
The On June 30, the Prime Minister issued Decree 63/2021/ND-CP to detail the implementation of the Law Amending and Supplementing some Articles of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control (Law on HIV/AIDS Prevention and Control 2020). This Decree details the implementation of Clauses 5, 7, and 11 (Article 1) regarding (1) management, communications, counseling and testing, care and treatment for HIV-infected people; and HIV prevention in compulsory educational institutions, reformatories, drug rehabilitation establishments, social protection establishments, prisons, detention camps, and other detention facilities; (2) HIV pre-exposure prophylaxis with antiretroviral drugs; (3) state budget and payment methods for HIV testing costs for pregnant women without social health insurance (SHI) cards, and the portion of HIV testing costs that SHI fund does not cover for pregnant women with SHI cards. [Read more]
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS
Ngày 30/6/2021, Nghị định số 63/2021/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 5, khoản 7 và khoản 11 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS về: (1) Quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác; (2) Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV; (3) Nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả đối với chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai không có thẻ bảo hiểm y tế và phần chi phí xét nghiệm HIV Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả đối với phụ nữ mang thai có thẻ bảo hiểm y tế. [Tìm hiểu thêm]
Strengthening leadership in HIV/AIDS prevention and control towards ending the AIDS epidemic in Vietnam by 2030
On July 6, the Communist Party of Vietnam’s (CPV) Central Committee issued Directive 07-CT/TW on strengthening leadership in HIV/AIDS prevention and control, towards ending the AIDS epidemic in Vietnam by 2030. Accordingly, the Government and the CPV’s Central Committee will direct the review, amendment, supplement, and completion of the legal framework on HIV/AIDS prevention and control; the implementation of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control 2020, the National Strategy on Ending the AIDS Epidemic by 2030; and the investment of resources to ensure achievement of the targets on the HIV/AIDS response. [Read more]
Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030
Ngày 6/7/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030. Theo chỉ thị Ban cán sự đảng Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2020 và Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; đầu tư nguồn lực để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu về phòng, chống HIV/AIDS. [Tìm hiểu thêm]
The Ministry of Health's Directive on the integration of TB treatment facilities into SHI and payment of TB examination and treatment services through SHI
On July 15, the Ministry of Health (MOH) issued Directive 07/CT-BYT on integrating TB treatment facilities into SHI and ensuring eligibilities for SHI reimbursement of TB examination and treatment services. Accordingly, the MOH requested provincial Departments of Health and health units of ministries/sectors to urgently review and quickly complete the integration of all health facilities at provincial, district, and communal levels that provide TB examination and treatment services into the SHI. This will ensure the eligibility of the health facilities to provide TB services through SHI and get reimbursed by the SHI fund. The MOH also requested provinces to report difficulties, problems arising and propose solutions timely so that the Provincial People's Committees at all levels can issue written instructions to strengthen the TB examination and treatment system in provinces, ensuring health facilities meeting the requirements for SHI reimbursement before December 31. [Read more]
Chỉ thị của Bộ Y tế về kiện toán thanh toán chi phí KCB bệnh lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham giaBHYT
Ngày 15/7/2021 Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 07/CT-BYT về việc kiện toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, cơ quan y tế các Bộ, ngành khẩn trương rà soát và nhanh chóng kiện toàn hoàn thiện toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh lao tại địa phương, các cơ sở y tế trên địa bàn, bao gồm tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện cung ứng dịch vụ, đáp ứng việc thanh toán các dịch vụ KCB lao do quỹ BHYT chi trả. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương báo cáo những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp kịp thời để Ủy ban nhân dân các cấp có văn bản chỉ đạo, nhằm củng cố, hoàn thiện hệ thống KCB lao trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu thanh toán dịch vụ KCB lao sử dụng quỹ BHYT trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. [Tìm hiểu thêm]
WHO releases the updated guidelines on HIV prevention, testing, treatment, service delivery, and monitoring
On July 16, WHO released the Consolidated Guidelines on HIV Prevention, Testing, Treatment, Service Delivery, and Monitoring: Recommendations for a public health approach. These consolidated guidelines serve as an update to the previous edition of WHO guidance on HIV issued in 2016. These guidelines provide over 200 evidence-informed recommendations and good practice statements for a public health response to the prevention, testing, and treatment of people living with HIV. These recommendations also help ensure that people with HIV can start and continue treatment during times of service disruption due to the COVID-19 pandemic. [Read more]
WHO công bố hướng dẫn cập nhật về dự phòng, xét nghiệm, điều trị, cung cấp và giám sát dịch vụ HIV
Ngày 16 tháng 7 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành Hướng dẫn tổng hợp về Dự phòng, Xét nghiệm, Điều trị, Cung cấp và Giám sát Dịch vụ HIV: Khuyến nghị về phương pháp tiếp cận sức khỏe cộng đồng. Tài liệu hướng dẫn mới này là bản cập nhật các hướng dẫn liên quan của WHO về HIV được ban hành từ năm 2016. Tài liệu cung cấp hơn 200 khuyến nghị dựa trên bằng chứng và các thực hành tốt trong y tế công cộng liên quan đến dự phòng, xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm HIV. Những khuyến nghị này cũng giúp đảm bảo người nhiễm HIV có thể bắt đầu và tiếp tục điều trị trong những giai đoạn việc cung cấp dịch vụ bị gián đoạn do hậu quả của đại dịch COVID-19. [Tìm hiểu thêm]
WHO warns that HIV infection increases the risk of severe and critical COVID-19
A new WHO report confirms that HIV infection is a significant independent risk factor for severe and critical COVID-19 presentation at hospital admissions and in-hospital mortality. Overall, nearly a quarter (23.1%) of all people living with HIV hospitalized with COVID-19 died. The report is based on clinical surveillance data from 37 countries regarding the risk of poor COVID-19 outcomes in PLHIV admitted to the hospital for COVID-19. It found that the risk of developing severe or fatal COVID-19 was 30% greater in PLHIV compared to people without HIV infection. This highlights the need for PLHIV to stay as healthy as possible, regularly access and take their ARV medications and prevent and manage underlying conditions. It also means that people living with HIV – independent of their immune status - should be prioritized for vaccination in most settings. An informal WHO poll revealed that out of 100 countries with information, 40 countries have prioritized PLHIV for COVID-19 vaccination. [Read more]
WHO cảnh báo: Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng
Một báo cáo mới của WHO khẳng định nhiễm HIV là một yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng đối với các ca bệnh COVID-19 nặng/nguy kịch hoặc tử vong khi nhập viện. Gần một phần tư (23,1%) tổng số người nhiễm HIV nhập viện do nhiễm COVID-19 đã tử vong. Báo cáo dựa trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ điều trị COVID-19 kém hiệu quả ở người nhiễm HIV nhập viện do COVID-19. Báo cáo cho thấy nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến tử vong ở người nhiễm HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành các biện pháp giúp sống khỏe, tiếp cận và uống thuốc ARV đều đặn, đầy đủ, v.v ở người nhiễm HIV. Điều này cũng có nghĩa là những người nhiễm HIV (không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của họ), nên được ưu tiên tiêm chủng. Một cuộc khảo sát không chính thức của WHO cho thấy trong số 100 quốc gia có thông tin, 40 quốc gia đã ưu tiên tiêm chủng COVID-19 đối với người nhiễm HIV. [Tìm hiểu thêm]
SHI AT NATIONAL LEVEL
TIN BẢO HIỂM Y TẾ CẤP QUỐC GIA
Moving toward universal health insurance coverage
Statistics from the Vietnam Social Security (VSS) show that the SHI fund has paid more than VND 100 trillion (appropriately USD 4,3 million) each year for about 160 - 185 million visits/year for SHI medical services in the past years. More than 87.4 million people (or approximately 90% of the population) are registered with the SHI. About 60% - 70% of SHI cardholders use SHI cards for medical care, who on average visit a health facility 2.1 times per year. This is a significant percentage, manifesting the importance of the government's SHI policy for people's health care. Statistics from VSS's SHI e-verification system show that from January 1, 2021, to July 1, 2021, there were 75.58 million medical care visits nationwide, with a total SHI claim value of over VND 48,774 billion. The increase in SHI cardholders and medical care visits implies that SHI policy is on the right direction. Next to the State budget, the SHI scheme is a significant financial source contributing to effectively protecting and caring for people's health. However, this also put more pressure on the SHI fund managing agency to ensure enough resources under the SHI fund to protect the legitimate interests of the insured people. From 2016 till now, expenditures on regular health care have consistently exceeded the SHI fund allocations for the year, with percentages growing from 112% in 2016 to 123.1% in 2017, 109.7 % in 2018, 119% in 2019, to an estimate of 112% in 2020. It is estimated that in the first six months of 2021, the expenditure will also be higher than that of the same period in 2020, approximately VND 50 trillion (USD 2,2 million), or about 50% of the estimated SHI fund allocated by the Prime Minister for 2021. Therefore, to achieve universal health care coverage, it is critically important to develop a sustainable SHI with two basic requirements: achieving universal health insurance coverage and ensuring the financial sustainability of the fund. To achieve sustainable SHI and move towards universal health coverage, the most critical conditions are still the interest and involvement of the whole political system, the people's and health facilities' awareness of the importance of participation in the SHI, coupled with ensuring the resourcing and the effective use of the SHI fund. [Read more]
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện BHYT toàn dân
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT thực hiện chi trả với số tiền hơn 100 nghìn tỷ đồng cho khoảng từ 160-185 triệu lượt người đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Hiện nay, có hơn 87,4 triệu người dân tham gia BHYT, với tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 90% dân số. Có khoảng 60%-70% người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để KCB; tần suất KCB của người dân từ 2-2,1 lần/năm. Đây là tỷ lệ rất lớn, cho thấy vai trò quan trọng của chính sách BHYT trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân của Đảng, Nhà nước ta. Số liệu thống kê trên Hệ thống Thông tin giám định BHYT từ 01/01/2021 đến 02/7/2021, cả nước có 75,58 triệu lượt KCB BHYT với số tiền đề nghị cơ quan BHXH thanh toán là trên 48.774 tỷ đồng. Việc gia tăng số người tham gia BHYT, cũng như gia tăng số lượt KCB BHYT trên toàn quốc là tín hiệu đáng mừng cho thấy chính sách BHYT đang đi đúng định hướng và đã trở thành một nguồn tài chính đáng kể góp phần cùng ngân sách nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho Nhân dân. Tuy nhiên, điều đó cũng gia tăng áp lực với cơ quan quản lý quỹ BHYT trong việc đảm bảo an toàn quỹ vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT. Kể từ năm 2016 đến nay, số chi KCB BHYT thường xuyên cao hơn quỹ KCB BHYT được sử dụng trong năm, tỷ lệ sử dụng quỹ KCB BHYT trong năm của năm 2016 là 112%, của năm 2017 là 123,1%, năm 2018 là 109,7%, năm 2019 là 119% và năm 2020 ước tính là 112%. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, số chi KCB BHYT tăng so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ 50 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50% số dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2021. Do vậy, để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thì không còn cách nào khác là phải phát triển BHYT bền vững, bằng hai yêu cầu rất cơ bản đó là: Đạt bao phủ BHYT toàn dân và bảo đảm bền vững tài chính. Để phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT, gắn với việc đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT; [Tìm hiểu thêm]